Shopping Cart

Thành Tiền 0đ
Tổng Tiền 0đ

BIỆN PHÁP TĂNG HIỆU SUẤT NỒI HƠI

12/05/2023
Tin tức

Muốn nồi hơi công nghiệp vận hành có hiệu suất cao trước hết thiết bị nồi hơi phải đảm bảo. Các thiết bị ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu suất nồi hơi đốt củi phải kể đến là:


+ Các bề mặt truyền nhiệt như các dàn ống sinh hơi, dàn ống quá nhiệt, dàn ống bộ hâm và bộ sấy không khí. Khi các bề mặt chịu nhiệt này bị bám bẩn hoặc đóng cáu cặn sẽ dẫn đến hệ số truyền nhiệt kém, nhiệt độ khói thoát cao và tổn thất nhiệt tăng cao và tất nhiên hiệu suất nồi hơi sẽ suy giảm.

Biện pháp khắc phục là vệ sinh định kỳ các bề mặt chịu nhiệt, định kỳ rửa cáu cặn các đường ống chịu nhiệt và sử dụng nước cấp cho nồi hơi đạt tiêu chuẩn thiết kế lò.

+ Bản thể nồi hơi và đuôi lò: Khi bản thể nồi hơi và đuôi nồi hơi không kín, bị hở sẽ sinh ra lọt gió lạnh vào buồng lửa và đuôi nồi hơi dẫn đến tăng hệ số không khí thừa khói thoát và dẫn đến tăng tổn thất theo khói thoát. Ngoài ra nó còn làm quá trình cháy không ổn định, đặc biệt lưu ý với nồi hơi tầng sôi có bộ sấy không khí thường xáy ra hiện tượng lâu ngày bộ sấy không khí bị ăn mòn hoặc mài mòn dẫn đến lọt gió từ bộ sấy sang đường khói rất lớn. Hiện tượng này không những làm tăng tổn thất mà còn làm tăng tiêu thụ điện cho quạt gió và quạt khói, nếu nghiêm trọng còn dẫn đến hiện tượng không tăng được công suất nồi hơi lên công suất thiết kế.



Biện pháp khắc phục:

Định kỳ kiểm tra độ lọt gió vào buồng lửa và đuôi nồi hơi để xác định được các điểm lọt gió để có biện pháp chèn kín hoặc nút các ống bộ sấy không khí bị thủng
 

+ Quạt gió: Khi quạt gió không đủ năng suất (lưu lượng) và áp lực sẽ dẫn đến hiện tượng thiếu gió cấp vào lò. Điều này dẫn đến hiện tượng cháy không hoàn toàn về hóa học, tổn thất tăng cao, cả hiệu suất nồi hơi và công suất nồi hơi đều suy giảm..

Biện pháp khắc phục là: Định kỳ đo năng suất và áp lực của quạt xem quạt có đủnăng lực hay không. Nếu không đủ phải tìm nguyên nhân có thể do rôto quạt, hoặc do lắp đặt không đạt yêu cầu kỹthuật.

+ Vòi đốt dầu hoặc khí: Đối với nồi hơi hơi đốt dầu hoặc khí (Nồi hơi đốt than công suất nhỏ thường không có vòi đốt than), vòi phun ảnh hưởng rất lớn đến quá trình cháy. Khi vòi phun bị mài mòn, bị bám bẩn hoặc tắc cục bộ thường dẫn đến khả năng tán sương kém hoặc hỗn hợp với gió không tốt. Điều này sẽ dẫn đến giảm hiệu suất lò.

Biện pháp khắc phục là định kỳ vệ sinh, kiểm tra vòi đốt, nếu không đạt yêu cầu kỹ thuật phải thay thế.

+ Hệ thống bảo ôn: Hệ thống bảo ôn bao gồm bản thể lò, đường khói, đường ống hơi, nước nóng, dầu nóng…nếu không đạt yêu cầu sẽ dẫn đến tăng tổn thất ra môi trường xung quanh. Thiết bị được bảo ôn tốt có nghĩa là bề mặt ngoài của nó phải có nhiệt độ < 50oC.

Đối với nồi hơi đốt than công suất nhỏ cần lưu ý thêm về ghi nồi hơi (ghi cố định hoặc ghi xích). Nếu bề mặt ghi không đạt yêu cầu kỹ thuật sẽ dẫn đên hiện tượng lọt than qua ghi nhiều hoặc phân phối gió không thể đều. Điều này dẫn đến tăng tổn thất nhiệt cơ học rất lớn làm hiệu suất nồi hơi suy giảm.
 

Biện pháp khắc phục là kiểm tra, thay thế kịp thời các bề mặt ghi bị rụng hoặc bị hỏng.



 

Ảnh hưởng của chế độ vận hành nồi hơi lên hiệu suất lò:

Thông thường các nồi hơi công suất nhỏ được trang bị rất ít các đồng hồ đo các thông số vận hành nồi hơi như: lưu lượng hơi sản xuất, lưu lượng nhiên liệu tiêu thụ, lưu lượng gió cấp vào lò, nồng độ O2 trong khói thoát, nhiệt độ khói thoát. Hơn nữa công nhân vận hành thường chỉ quan tâm đến vận hành an toàn, ít quan tâm đến việc vận hành sao cho kinh tế nhất – tức là hiệu suất cao nhất. Vì những lý do trên, chế độ vận hành nồi hơi thường chỉ đạt được yêu cầu về mặt an toàn, ít khi đạt được yêu cầu về mặt kinh tế – nghĩa là không đạt được chế độ vận hành tối ưu nhất, có hiệu suất cao nhất.

Chế độ vận hành không tối ưu thể hiện ở những mặt sau:

– Nồi hơi vận hành ở chế độ thiếu gió hoặc thừa gió – vì không có đồng hồ theo dõi hay thiết bị kiểm tra. Khi vận hành ở chế độ thiếu gió, tổn thất nhiệt cháy không hoàn toàn về hóa học và cơ học sẽ tăng cao. Khi vận hành ở chế độ thừa gió sẽ tăng tổn thất theo khói thải và năng lượng điện tiêu tốn cho quạt gió, quạt khói. Trong cả hai trường hợp đều làm giảm hiệu suất lò.

– Phân phối gió không hợp lý – đặc biệt là đối với các nồi hơi hơi đốt than.

Thường các nồi hơi hơi công suất nhỏ là các nồi hơi ghi xích, cấp gió theo từng giai đoạn cháy. Nhưng do không có đồng hồ đo từng hộc gió, nên việc phân phối gió không hợp lý với từng giai đoạn cháy gây ra hiện tượng thiếu gió cục bộ khu vực này nhưng lại thừa gió cục bộ khu vực kia.

– Khi thay đổi phụ tải (công suất nồi hơi) theo yêu cầu sản xuất thường thay đổi chế độ cấp gió không phù hợp với thay đổi lượng nhiên liệu cấp vào nồi. Vì vậy, chế độ vận hành có khi hợp lý ở mức phụ tải này nhưng lại không hợp lý ở mức phụ tải khác.

– Chưa chú ý đến các yếu tố thiết bị ảnh hưởng tới hiệu nồi hơi như tình trạng vòi đốt, tình trạng ghi, độ lọt gió…Chưa chú ý thay đổi chế độ vận hành phù hợp với sự thay đổi chất lượng nhiên liệu – nhất là than. Để loại bỏ các yếu tố vận hành nêu trên ảnh hưởng xấu đến hiệu suất nồi hơi, chúng ta cần thí nghiệm, hiệu chỉnh để xác lập một Bảng chế độ vận hành tối ưu cho nồi hơi. Dựa vào Bảng chế độ vận hành tối ưu đó, người công nhân sẽ vận hành nồi hơi vừa đảm bảo an toàn vừa đảm bảo kinh tế nhất, ở mọi phụ tải.

ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

  • Lọc theo:
  • Tất cả
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Chia sẻ

Bài viết liên quan