Shopping Cart

Thành Tiền 0đ
Tổng Tiền 0đ

QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN BÌNH ÁP LỰC

12/05/2023
Tin tức


 QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN BÌNH ÁP LỰC

Phạm vi áp dụng

Quy trình này quy định về trình tự, thủ tục kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu, định kỳ và bất thường các bình chịu áp lực thuộc Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. Căn cứ vào quy trình này, cơ quan kiểm định áp dụng trực tiếp hoặc xây dựng quy trình cụ thể, chi tiết cho từng dạng, loại bình chịu áp lực nhưng không được trái với quy định của quy trình này.


 
  

Tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng
Bao gồm những tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn sau:
    + TCVN 6153:1996: Bình chịu áp lực - Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo.
    + TCVN 6154:1996: Bình chịu áp lực - Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo, phương pháp thử.
    + TCVN 6155:1996: Bình chịu áp lực - Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa.
    + TCVN 6156:1966: Bình chịu áp lực - Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa, phương pháp thử.
    + TCVN 6008:1995: Thiết bị áp lực - Mối hàn yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra.
    + TCVN 7472-2005: Thiết bị áp lực - Hàn liên kết.
 . Các bước kiểm định
Tiến hành xem xét, kiểm tra kỹ thuật an toàn theo các bước sau:
 Chuẩn bị kiểm định. Kiểm tra hồ sơ. Kiểm tra bên ngoài, bên trong và  khả năng chịu áp lực
 Kiểm tra độ kín chỉ áp dụng đối với các bình làm việc với các môi chất độc hại, dễ cháy nổ. Kiểm tra vận hành
Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đã đạt yêu cầu. Trước khi thực hiện việc khám xét: Các biện pháp an toàn phải được thực hiện, bình áp lực phải được vệ sinh; các cửa kiểm tra, cửa người chui (nếu có) phải được tháo rời, khi nghi ngờ tình trạng kỹ thuật các bộ phận chịu áp lực của bình cần tháo gỡ một phần hoặc toàn bộ lớp cách nhiệt đảm bảo cho việc khám xét trong ngoài; cơ sở phải cử người chứng kiến khám nghiệm
. Xử lý kết quả kiểm định
Lập biên bản kiểm định.
 Lập biên bản kiểm định theo mẫu quy định. Ghi rõ tiêu chuẩn đã áp dụng trong quá trình kiểm định.
 Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch của bình (ghi rõ họ tên kiểm định viên, ngày tháng năm kiểm định).
Thông qua biên bản kiểm định: Thành phần tham gia thông qua biên bản kiểm định bắt buộc tối thiểu phải có các thành viên sau:
 Chủ cơ sở hoặc người được chủ cơ sở ủy quyền.
Người được giao tham gia và chứng kiến kiểm định.
Khi biên bản được thông qua, kiểm định viên, người tham gia chứng kiến kiểm định, chủ cơ sở cùng ký, chủ cơ sở đóng dấu vào biên bản.
Khi bình không đạt các yêu cầu thì thực hiện các bước và chỉ cấp cho cơ sở biên bản kiểm định, có nêu rõ lý do bình không đạt yêu cầu kiểm định.
 



 Chu kỳ kiểm định

 Khám xét bên ngoài và bên trong: ba năm một lần.
 Khám xét bên ngoài, bên trong và thử thủy lực: sáu năm một lần.
 Kiểm tra vận hành bình: một năm một lần.
Các xitéc và thùng chứa môi chất ăn mòn kim loại (clo, hidro…) thời hạn khám nghiệm định kỳ không ít hơn hai năm một lần.
Ø Các xitéc và thùng chứa propan-butan và chứa các môi chất thông dụng   thời hạn khám nghiệm định kỳ không ít hơn bốn năm một lần.
Trường hợp nhà chế tạo quy định thời hạn khám nghiệm ngắn hơn thì theo quy định của nhà chế tạo.
Khi rút ngắn chu kỳ kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.
 Những trường hợp phải được khám nghiệm bất thường: Khi sử dụng lại các bình đã ngừng sử dụng từ 12 tháng trở lên
 Khi bình được cải tạo hoặc chuyển đến lắp đặt ở vị trí mới.
 Khi nắn lại các chỗ phồng, móp, hoặc sửa chữa có sử dụng phương pháp hàn tại các bộ phận chủ yếu của bình.
 Khi nghi ngờ về tình trạng kỹ thuật của bình.
 Các nguyên nhân dẫn đến khám nghiệm bất thường phải ghi rõ vào lý lịch của bình

ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

  • Lọc theo:
  • Tất cả
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Chia sẻ

Bài viết liên quan